Skip to main content

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Hồ Chí Minh – Wikipedia tiếng Việt



Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai
Tên khác
Trường Nữ sinh Áo Tím, Trường nữ Gia Long
Thông tin chung
Loại hình
Trung học Phổ thông
Thành lập
1913
Tổ chức và quản lý
Hiệu trưởng
ThS. Nguyễn Thị Hồng Chương
Hiệu phó
ThS. Nguyễn Nguyệt Lệ
ThS. Nguyễn Minh Bạch Lan
ThS. Đoàn Huỳnh Xuân Tưởng
Giáo viên
100 (2016-2017)[1]
Học sinh
khoảng 1500
(năm học 2016-2017)[1]
Thông tin khác
Địa chỉ
275 Điện Biên Phủ, Q.3
Vị trí
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại
+84-08-39307346
+84-08-39330801
Website
http://thptnguyenthiminhkhai.hcm.edu.vn/Default.aspx

Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai (còn được gọi là trường nữ Gia Long, trường nữ sinh Áo Tím) là một trường trung học phổ thông công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh. Được thành lập từ năm 1913, cho đến nay trường Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những trường phổ thông lâu đời nhất của nền giáo dục Việt Nam. Năm 2012, trường được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Thành phố.





Thời Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]


Khoảng đầu thế kỷ 20, nền giáo dục còn mang tính chất Nho giáo ở Việt Nam ít chú trọng đến giáo dục nữ giới. Đến năm 1908, Nghị viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ Lê Văn Trung cùng vợ của Tổng Đốc Phương đề nghị chính quyền thực dân Pháp thành lập một ngôi trường đa cấp dành cho nữ.[2] Đề nghị được chấp nhận nhưng mãi đến 1913 ngôi trường mới được khởi công trên một khu đất rộng đường Legrand de la Liraye, Sài Gòn (nay thuộc đường Điện Biên Phủ, Thành phố Hồ Chí Minh), việc khởi công chậm này là vì không có kinh phí [2].


Mặt tiền Trường Nữ Sinh Áo Tím năm 1925

Năm 1915, trường được xây dựng xong và cũng trong năm ấy trường khai giảng khóa đầu tiên; toàn quyền Đông Dương khi đó là ông Ernest Nestor Roume và Thống đốc Courbeil là người cắt băng khánh thành và tuyên bố khai giảng. Khóa đầu tiên trường tuyển 42 nữ sinh, đồng phục khi này là áo dài tím, tượng trưng cho sự tinh khiết của phụ nữ Việt Nam,[2] nên trường còn có tên là Trường Nữ sinh Áo Tím. Tất cả nữ sinh trường đều cư ngụ ở Sài Gòn và vùng lân cận, mãi về sau mới có cư xá dành cho nữ sinh đến từ các thành phố, vùng khác. Trường đào tạo thành nhiều cấp: Đồng ấu (Enfantin), Cao đẳng (Supérieur). Năm cuối Sơ học (CEP), học sinh phải thi lấy Chứng chỉ Căn bản Giáo dục sau khi tốt nghiệp những lớp cao cấp.

Năm 1918, vì số lượng học sinh gia tăng, trường xây dựng thâm một tòa nhà thứ hai song song với tòa nhà cũ. Tòa nhà mới có nhiều chức năng: tầng dưới dùng làm cư xá cho các học sinh xa nhà, phía sau là bệnh xá, phòng giặt và nhà bếp trong một ngôi nhà trệt. Đây đồng thời cũng là nơi giảng dạy các môn nữ công gia chánh và thêu thùa.

Đến tháng 9 năm 1922, toàn quyền Albert Sarraut khai giảng lớp đầu tiên của bậc Trung học Ðệ nhất Cấp. Một phiến đá bằng cẩm thạch khắc chữ COLLÈGE DES JEUNES FILLES INDIGÈNES (Trường Của Những Thiếu Nữ Bản Xứ) được dựng lên trước cổng trường, tuy nhiên trường vẫn được biết đến nhiều hơn với cái tên Trường Nữ Sinh Áo Tím. Hiệu trưởng đầu tiên là một cô giáo người Pháp tên là Lagrange. Để được vào học, học sinh phải vượt qua khóa thi căn bản giáo dục và kỳ thi tuyển vào trường. Thời gian này tiếng Pháp được dạy từ cấp lớp căn bản, là ngôn ngữ chính thức dùng trong việc giảng dạy các lớp bậc trung học đệ nhất cấp, trong trường nữ sinh chỉ được dùng tiếng Pháp để giao tiếp; còn tiếng Việt chỉ được dạy mỗi tuần 2 tiếng trong giờ Việt Văn.

Tuy trường khi này do người Pháp quản lý nhưng phong trào đấu tranh chống thực dân trong học sinh vẫn âm ỉ; trong thập niên 1920, ít nhất đã hai lần nữ sinh trường xuống đường:[3] một lần vào khoảng đầu năm 1920 nhân khi một giáo viên người Pháp yêu cầu học sinh người Việt phải nhường ghế ở hàng đầu cho học sinh người Pháp ngồi,[3][4] và vào năm 1926 để tang cho Phan Châu Trinh. Đến hè năm 1940, quân đội Nhật chiếm đóng cơ sở trường rồi sau đó đến quân đội Anh, trường dời về trường tiểu học Ðồ Chiểu tại vùng Tân Ðịnh; cũng trong những năm 1940, trường đổi tên: Collège Gia Long, rồi Lycée Gia Long.[2]

Năm 1947, khi được người Anh trao trả, trường bị hư hại nhiều đến nỗi vị hiệu trưởng lâm thời phải vận động quyên góp tài chính để tu sửa trường. Năm 1949, trường lại được mở rộng: một tòa nhà hai tầng được xây mới ở đường Bà Huyện Thanh Quan để đáp ứng số lượng học sinh ngày càng tăng. Cũng trong năm 1949, nữ sinh trường cùng với nam sinh trường Petrus Ký tổ chức bãi khóa kỷ niệm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa dẫn đến việc trường bị nhà cầm quyền cho đóng cửa.[5]


Thời Quốc gia Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]


Đến năm 1950, sau một cuộc đấu tranh dài hơi có sự góp sức của đông đảo học sinh các trường khác ở khắp vùng Sài Gòn-Gia Định[5] (trong số ấy có nhiều học sinh đã hy sinh, như Trần Văn Ơn của trường Petrus Ký[5]) trường được mở cửa lại[5] và đánh dấu một sự kiện lớn: lần đầu tiên hiệu trưởng là người Việt đồng thời cũng là một cựu nữ sinh của trường: cô Nguyễn Thị Châu. Đến 1952, chương trình giáo dục Việt dần thay thế chương trình giáo dục Pháp;[2] nữ sinh phải học cả hai ngoại ngữ là Anh-Pháp song song. Kỳ thi tuyển vào trường rất khó và được đem so sánh với kỳ thi vào trường dành cho nam là Lycée Petrus Ký[6] với số học sinh tham dự đến từ khắp nơi trong miền Nam: Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Biên Hòa, Tân An[6]... (một cuộc tuyển sinh vào hệ trung học trường vào khoảng năm 1971 được ghi nhận như sau: có tổng cộng 8000 học sinh ghi danh và thi tuyển nhưng chỉ có 819 đậu.[7]) Năm 1953, đồng phục trường đổi từ áo dài tím sang áo dài trắng với phù hiệu của trường là đóa mai vàng khâu lên trên áo.[2] đồng thời sau đó chương trình giáo dục bằng tiếng Pháp của trường cũng được đổi sang tiếng Việt và tên trường đổi thành tên tiếng Việt Trường Nữ Trung học Gia Long.[2]


Lối đi dẫn đến thư viện và dãy học mới

Thời Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]


Suốt những năm sau đó, trường vẫn tiếp tục phát triển: 1965, xây thêm thư viện; 1964 trường bỏ nội trú, sửa các phòng ở thành phòng học; số lượng lớp của trường chừng 55 lớp học từ đệ Tứ đến đệ Nhất (tường đương lớp 9 đến lớp 12 bây giờ) học buổi sáng; 45 lớp từ đệ Thất đến đệ Ngũ (tương đương lớp 6 đến lớp 8 bây giờ) học buổi chiều với tổng cộng 3000 học sinh. [8] .


Sau năm 1975[sửa | sửa mã nguồn]


Cổng trường hiện nay

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, trường được chính quyền mới đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Thị Minh Khai. Niên khóa 1978-1979, Trường giải thể cấp 2, thu nhận nữ sinh lẫn nam sinh, đổi tên thành Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai tới bây giờ[2].

Năm 2003, trường được đưa vào danh mục của 55 công trình đề nghị điều tra xác lập di tích kiến trúc cổ của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh[2].

Hiện nay, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20 cây số có một khu làng đặc biệt, được cất lên từ năm 2000. Đặc biệt vì khu làng mang tên Làng Gia Long (tên cũ của trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai) và bây giờ, là nơi các thế hệ thầy, cô học trò trường Áo Tím - Gia Long - Minh Khai có thể về đây sum họp khi lớn tuổi[9].


Danh sách hiệu trưởng[sửa | sửa mã nguồn]



Dãy Bà Huyện Thanh Quan



















Năm học
Hiệu trưởng
1914-1920
Cô Lagrange
1920-1922
Cô Lorenzi
1922-1926
Cô Pascalini
1926-1942
Cô Saint Marty
1942-1945
Cô Fourgeront
1945-1947
Cô Malleret
1950-1952
Cô Nguyễn Thị Châu
1952-1963
Cô Huỳnh Hữu Hội
1963-1964
Cô Nguyễn Thu Ba
1964-1965
Cô Trần Thị Khuê
1965-1969
Cô Trần Thị Tỵ
1969-1975
Cô Phạm Văn Tất
1975-1992
Cô Trần Thị Tỵ
1992-1997
Cô Nguyễn Thị Thanh Tâm
1997-2011
Cô Dương Thị Trúc Bạch
2011-2017
Cô Phạm Thị Lệ Nhân
2017-nay
Cô Nguyễn Thị Hồng Chương

Thành tích[10][sửa | sửa mã nguồn]


  • Năm 1989, bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)

  • Năm 1999, Huân Chương Lao động hạng III do Chủ tịch nước trao tặng

  • Năm 2003, Huân Chương Lao động hạng II do Chủ tịch nước trao tặng[11]

  • Đạt thành tích cao trong các kì Olympic 30/04; các kì Hội khỏe phù đổng, SEAGAME...

  • Năm 2006, bằng khen của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vì thành tích xuất sắc nhiều năm liên tục

  • Năm 2007, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

  • Năm 2007-2008, bằng khen và cờ của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam

  • Năm 2008, bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam (nhiệm kỳ III)

  • bằng khen của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

  • Giấy khen vì có thành tích đạt tỷ lệ tốt nghiệp cao của Giám đốc Sở GD-ĐT năm học 2010-2011

  • Lá cờ đầu ngành Giáo dục Thành phố

  • Cờ đơn vị dẫn đầu khối Trung học phổ thông của Thành Đoàn

  • Cờ "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua" năm học 2014-2015

  • Năm 2012, Bằng xếp hạng Di tích Kiến trúc Nghệ thuật của Chủ tịch UBND TP.HCM

  • Năm 2012, Giấy chứng nhận Đạt tiêu chuẩn giáo dục của Giám đốc Sở GD-ĐT

  • Năm 2013, Huân Chương Lao động hạng I do Chủ tịch nước trao tặng [12]

  • Năm 2014, bằng khen "Xuất sắc trong phong trào bảo vệ anh ninh Tổ quốc" của Bộ trưởng Bộ Công an

  • Năm 2015, danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc" của Chủ tịch UBND TP.HCM

  • Cờ của UBND năm học 2001-2001, 2006-2007, 2008-2009, 2010-2011, 2012-2013

  • Bằng khen của Chủ tịch UBND TP.HCM năm học 2006-2007, 2008-2009

Đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]


Giáo viên được phân làm các tổ bộ môn chuyên trách Văn học, Sử học, Địa lý, GDCD, Ngoại ngữ, Toán học, Vật Lý, Hoá Học, Sinh Học, Kĩ thuật, Tin Học, Thể dục. Ngoài ra còn có các phòng ban chức năng khác: Công đoàn, Đoàn Thanh niên.

Nhà trường hiện có:


  • 46 phòng học tiên tiến

  • 01 phòng Multimedia

  • 01 phòng Lab

  • 01 phòng dự án

  • 04 phòng nghe nhìn

  • 03 phòng thí nghiệm

  • 03 phòng bộ môn,

  • 04 phòng vi tính

  • 01 thư viện

  • 03 hội trường

  • 01 phòng Y tế

  • 01 Nhà thể thao đa năng (596m2)

  • Sân bãi TDTT (594m2) gồm đường chạy 60m, sân bóng đá (sân cỏ), sân bóng rổ (sân xi măng).

  • 01 Phòng tập Judo (244m2)

  • 01 hồ bơi (250m2).

Năm học 2016-2017 trường có 15 lớp 10, 15 lớp 11 và 15 lớp 12 (Mỗi khối có 13 lớp ngoại ngữ chính là tiếng Anh và 2 lớp ngoại ngữ chính là tiếng Pháp).


Đổi mới[sửa | sửa mã nguồn]


Từ những năm cuối của thập kỉ trước, trường Trung học phổ thông Minh Khai đã trở thành những trường tiên phong trong phương pháp giảng dạy với hàng loạt đổi mới mà nổi bật trong đó là áp dụng các phương pháp dạy học tối ưu hiện tại cùng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng. Với sự phát triển công nghệ thông tin trong trường học, năm 2004, trường đã được tập đoàn INTEL (Mỹ) mời tham gia các dự án và phương pháp học tập mới. Tiếp đến, tập đoàn VVOB (Bỉ) và Microsoft tiếp tục đề nghị trường tham gia dự án học tập khác vào các năm kế.

Các dự án nhanh chóng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các học sinh và giáo viên. Thành công được ghi nhận bằng việc cựu chủ tịch tập đoàn INTEL toàn cầu - Craig Barrett, thứ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Tấn Phát cùng nhiều quan chức cấp cao viếng thăm ngày 27 tháng 02 2006.[13] Năm 2008, tập đoàn VVOB mời tổ Vật lý tham gia ghi hình một tiết học để làm tư liệu mẫu cho tất cả các quốc gia trên thế giới có tham gia dự án.[14][15]

Năm 2003, trường được đưa vào danh mục của 55 công trình đề nghị điều tra xác lập di tích kiến trúc cổ của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2012, trường được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Thành phố.


Mở rộng quan hệ[sửa | sửa mã nguồn]


Giao lưu và liên kết giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]


Hằng năm trường đều đón tiếp hai phái đoàn từ các trường Pháp sang thăm, và gửi hai lượt học sinh sang Pháp giao lưu học tập.

Ngoài việc liên kết với các trường Pháp, trường còn liên kết với các tổ chức giáo dục Đức và gửi học sinh sang Đức giao lưu học tập hằng năm.

Trường còn kết nối với các đại học lớn trên thế giới như Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan và Singapore... hợp tác liên kết đào tạo. Cho phép các trường thuộc Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang tổ chức các buổi hội thảo mời gọi du học tại Singapore.


Các trường liên kết[sửa | sửa mã nguồn]


Hiện trường đang kết nghĩa với khoảng 20 trường Pháp và 1 trường Úc.


  • Albert Camus (Paris), Jean-Moulin (Lyon)...

  • 2008-2009: kết nghĩa với trường Trung học Canley Vale, Úc[16]

Học sinh tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]


  • Nguyễn Thị Diệu.[2]

  • Nguyễn Thị Kiêm (nữ sĩ Manh Manh), nhà thơ mở đầu cho Phong trào Thơ mới (cùng Phan Khôi), nhà phê bình bảo vệ thơ mới, nhà báo (Phụ nữ tân văn), nhà hoạt động nữ quyền

  • Lê Đoan[2], nhà báo nữ đầu tiên ngã xuống chiến trường miền Nam.

  • Mẹ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Mè (1921), nguyên Thứ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam[17][18]

  • Nguyễn Ngọc Dung, đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Liên Hiệp Quốc, nguyên Vụ trưởng Vụ báo chí Bộ Ngoại giao.[18]

  • Trương Mĩ Lệ, nguyên phó ban tổ chức Thành Ủy.[18]

  • Võ Thị Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch.[18]

  • Đoàn Lê Hương, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Việt Nam.[18]

  • Lê Tú Cẩm, phó giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ chí Minh.[18]

  • Anh hùng lao động Nguyễn Thị Ngọc Phượng, giám đốc Bệnh viện Phụ sản Thành phố Hồ Chí Minh.[18]

  • Phạm Uyên Nguyên, giám đốc công ty Chứng khoán Bảo Việt Thành phố Hồ Chí Minh.[17][18]

  • Nguyễn Anh Nguyên, phó tổng giám đốc Công ty Unilever Việt Nam.[17][18]

  • Bà Vũ Kim Hạnh - Nhà báo

  • Đàm Loan, diễn viên.[18]

  • Thiệu Ánh Dương, luật sư, diễn viên.[18]

  • Nguyễn Thị Tú.

  • Phạm Thị Yên.

  • Hồ Thị Chí.

  • Nguyễn Thị Chơn.

  • Mã Thị Chung.

  • Bùi Thị Nga.

  • Kiều Thị Nghê.

  • Nguyễn Thị Hồng Vân.

  • Lê Thị Phương Thảo.

  • Ánh Tuyết.

  • Bà Tùng Long (hay Lê Thị Bạch Vân), nhà văn, nhà giáo.

  • PGS.TS Vũ Thị Nhung.[17][18]

  • Minh Thư, ca sĩ.[18]

  • Sỹ Luân, Nhạc sĩ, ca sĩ, người dẫn chương trình.[18]

  • Ngô Mỹ Uyên, Người mẫu quốc tế Ai Cập, ảo thuật gia.[18]

  • Nhan Cẩm Trí, Người dẫn chương trình truyền hình.

  • Thanh Ngọc và Thuý Nga, ca sĩ của nhóm hát Mắt Ngọc.

  • Minh Thuận, ca sĩ, diễn viên điện ảnh.

  • Trần Nguyên Cát Vũ (nghệ danh Tim), ca sĩ.

  • Vũ Long, diễn viên truyền hình.

  • Ông Cao Thắng, ca sĩ

  • Nguyễn Hoàng Phúc (Dustin Nguyễn) - VJ kênh truyền hình MTV

  • Ngô Mỹ Uyên, người mẫu, ảo thuật gia, Hoa hậu điện ảnh năm 1994, Hoa hậu thời trang quốc tế Ai Cập năm 1999.

  • Tú Vi, diễn viên.

  • Sĩ Thanh, ca sĩ, VJ.

  • Đoàn Nguyên Khang, MC.

Giáo viên tiêu biểu[10][18][19][sửa | sửa mã nguồn]


  • cô Trần Thị Tỵ, cựu hiệu trưởng

  • Cô Nguyễn Thị Thanh Tâm, cựu hiệu trưởng

  • cô Nguyễn Bạch Hồng

  • cô Phạm Thị Thiệt

  • cô Dương Thị Trúc Bạch,nguyên hiệu trưởng

  • cô Nguyễn Thị Kim Hoa, nguyên hiệu phó

  • thầy Trần Văn Khánh, nhà giáo ưu tú và hiệu phó

  • cô Quyền Thị Kim Yến - tổ trưởng tổ Lý, nhận giải thưởng Võ Trường Toản lần I, 1998

  • cô Nguyễn Thị Phi Hồng - tổ trưởng tổ Văn, nhận giải thưởng Võ Trường Toản lần V, 2002

  • cô Trần Thị Ngọc Hoài - nguyên tổ trưởng tổ Sử, nhận giải thưởng Võ Trường Toản lần VII, 2004

  • cô Hoàng Thuý Anh - tổ trưởng tổ Sinh, nhận giải thưởng Võ Trường Toản lần VIII, 2005

  • cô Trần Thị Thu Thủy - tổ trưởng tổ Hóa, nhận giải thưởng Võ Trường Toản lần X, 2007

  • cô Cao Ngọc Phương Trinh

  • cô Trần Vũ Thị Hiếu Hạnh, giải thưởng Võ Trường Toản lần XIV

  • thầy Lê Hồng Phong, giải thưởng Võ Trường Toản lần XVI

  • Cùng nhiều giáo viên nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục, Chủ tịch ủy ban nhân dân...

Là một trong các trường THPT dẫn đầu thành phố về thành tích học tập và chất lượng đào tạo, năm học 2008 - 2009, tỉ lệ học sinh đạt điểm sàn ĐH của trường là 93,7%, trong đó, 85,5% học sinh đậu ĐH, CĐ.


Kỳ thi Onlympic tháng 4[sửa | sửa mã nguồn]






















Năm học
Tổng số huy chương
HC Vàng
HC Bạc
HC Đồng
2005-2006
19
2
7
10
2007-2008
26
2
11
13
2008-2009
23
5
10
8
2016-2017
41
22 (Có 3 thủ khoa ở

các môn: Anh, Hóa, Tin)


12
7

Kỳ thi Học sinh Giỏi Thành phố[sửa | sửa mã nguồn]


























Năm học
Tổng số giải
Giải Nhất
Giải Nhì
Giải Ba
2005-2006
33



2006-2007
34
7
12
15
2007-2008
31
10
9
11
2008-2009
34
10
13
11
2010-2011
40
14
12
14

Các phong trào và hoạt động ngoại khóa[sửa | sửa mã nguồn]


Câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]


Hiện nay, trường có 2 câu lạc bộ trực thuộc Đoàn trường: Câu lạc bộ Ong sáng tạo và câu lạc bộ Cộng tác viên.


  • CLB Ong sáng tạo: Với trọng tâm thiên về học thuật, CLB gồm có các mảng nhỏ như Lý - Tin, Hóa học, Tên lửa nước,... Là sân chơi cho những học sinh yêu thích nghiên cứu khoa học, sáng tạo.

Các hoạt động của CLB: Chế tạo tên lửa nước, làm nến,...

Ngoài ra, CLB còn tham dự các hội thi khoa học, học thuật dành cho học sinh như Hội thi tên lửa nước,...


  • CLB Cộng tác viên: Đảm đương văn nghệ của Nhà trường trong các sự kiện lớn nhỏ, CLB có các mảng: Nhảy, Đương đại, Cheerleading (Cổ động), Hát, Nhạc cụ và Nhiếp ảnh.

Các hoạt động của CLB: Sinh hoạt định kì, Trò chơi lớn, Phát quà Trung thu cho trẻ em nghèo, Đêm văn nghệ Tuổi Hồng,...

Ngoài ra, CLB còn tham dự các cuộc thi văn nghệ như Liên hoan nhóm ca khúc Chú Ve Con,...


Hội trại chào đón học sinh khối 10[sửa | sửa mã nguồn]


Hội trại chào đón học sinh khối 10 được tổ chức vào cuối tháng 8 hàng năm nhằm chào đón thế hệ học sinh mới của trường. Trước ngày diễn ra hội trại, học sinh khối 10 sẽ cùng chuẩn bị băng rôn, slogan, biểu tượng,... cho tiểu trại của mình.

Hội trại thường có các hoạt động như sau:


  • Phần thi kiến thức: Rung chuông vàng, Đố vui,...

  • Phần thi vận động: Kéo co, Nhảy bao bố,...

  • Phần thi văn nghệ.

Đây không chỉ là dịp để các học sinh khối 10 làm quen với trường lớp, bạn bè mà còn là cơ hội gắn kết các thế hệ học sinh.


Hội trại truyền thống 9/1[sửa | sửa mã nguồn]


Được tổ chức nhân dịp kỷ niệm ngày Học sinh - Sinh viên hàng năm (9/1), Hội trại truyền thống 9/1 là sân chơi dành cho các học sinh khối 12. Trước khi diễn ra hội trại, học sinh các lớp 12 sẽ dựng các cổng trại đại diện cho tiểu trại của mình cũng như chuẩn bị cho các phần thi.

Hội trại thường có các hoạt động như sau:


  • Phần thi kiến thức

  • Phần thi áo lớp

  • Phần thi văn nghệ

  • Phần thi ẩm thực

  • Flashmob

Đêm văn nghệ Tuổi Hồng[sửa | sửa mã nguồn]


Tuổi Hồng là chương trình văn nghệ thường niên của trường, do Đoàn trường tổ chức với sự tham gia của các học sinh từ các CLB Cộng tác viên và Ong sáng tạo và các ca sĩ, nhóm nhạc nổi tiếng trong giới trẻ. Chương trình diễn ra vào khoảng cuối tháng 1, đầu tháng 2 hằng năm trước khi học sinh nghỉ Tết Nguyên đán. Ngày 20/01/2017, trường đã tổ chức chương trình ca múa nhạc Tuổi Hồng lần thứ 23.


Chiến dịch tình nguyện Hoa Phượng Đỏ[sửa | sửa mã nguồn]


Là lực lượng đông đảo của Chiến dịch tình nguyện Hoa Phượng Đỏ Quận 3, hằng năm, trường có hơn 300 chiến sĩ, đến từ các khối 10 và 11.


Hoạt động ngoại khóa tổ bộ môn[sửa | sửa mã nguồn]


Hằng năm, các tổ bộ môn tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thông qua đó vừa tạo sân chơi vừa giúp học sinh nắm vững kiến thức bộ môn.


  • Ngoại khóa Địa: Tìm hiểu về văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam và trình diễn văn nghệ các điệu múa dân tộc (2015-2016), Tìm hiểu và trình diễn các tiết mục văn nghệ về biển đảo Việt Nam (2016-2017),...

  • Ngoại khóa Văn: Tổ chức xem các vở kịch "29 này anh về" (2015-2016), "Rau răm ở lại" (2016-2017) tại sân khấu Hoàng Thái Thanh,...

  • Ngoại khóa Anh: Cuộc thi Spelling Bee (2015-2016), Cuộc thi Hùng biện tiếng Anh (2014-2015, 2016-2017),...

  • Ngoại khóa Toán

  • Ngoại khóa Lý

  • Ngoại Hóa - Sinh

  • Ngoại khóa liên môn Văn - Sử - Địa: Tham dự chương trình "Âm vang đất nước" của nhà thiết kế áo dài Lê Sĩ Hoàng (2016-2017),...

Hướng nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]


Mỗi năm, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai tổ chức 3-4 buổi hướng nghiệp cho học sinh khối 11 và 12 với sự tham dự của các chuyên viên tư vấn, các giáo viên đến từ các trường đại học trong thành phố. Tại đây, học sinh được thông tin thêm về cách thức tuyển sinh cũng như các vấn đề xoay quanh môi trường đại học, ngành nghề v.v

Bên cạnh đó, trường thường xuyên tổ chức các buổi tham quan đến các trường đại học, thường xuyên nhất là các đại học sau: ĐH Việt Đức, ĐH RMIT,...



Văn học[sửa | sửa mã nguồn]


Hỡi người tình Gia Long,

Hỡi người trong cuộc sống

Con đường này xin dâng

Cho người bình thường
Mười năm trước em còn đi học

Áo tím điểm tô đời nữ sinh

Hoa trắng cài duyên trên áo tím

Em là cô gái tuổi băng trinh.
Hỡi người em gái Gia Long ơi

Hỡi người em chốn xa xôi

Áo trinh thơm mùi giấy

Có khi anh ngỡ là mình quen nhau từ kiếp trước

Đến bây giờ mơ ước tròn tơ duyên

Để má em thêm hồng.
  • "Ngôi trường mọi khi" trong tác phẩm cùng tên của tác giả Nguyễn Nhật Ánh cũng chính là trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai - ngôi trường mà con gái ông đã theo học.

Điện ảnh - Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]


Với dáng vẻ uy nghi cổ kính, trường Trung học Phổ thông Minh Khai từng nhiều lần được chọn làm bối cảnh cho các xuất phẩm điện ảnh và truyền hình, trong đó có thể kể đến các phim:




  1. ^ a ă “Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai”. Trang web chính thức của trường Nguyễn Thị Minh Khai. Truy cập 14 tháng 3. 

  2. ^ a ă â b c d đ e ê g h Hồng Hạc 2004

  3. ^ a ă Kelly & Kelly 1996, tr. 147

  4. ^ Winston 2001, tr. 121

  5. ^ a ă â b Đại học công nghiệp Hà Nội 2005

  6. ^ a ă Lan Pham 2000, tr. 68

  7. ^ Vietnam Council on Foreign Relations 1971, tr. 27

  8. ^ Nhiều tác giả 2004 phần Lời tựa

  9. ^ Thu Hương 2006

  10. ^ a ă “Thành tích nhà trường” (Kỷ yếu Minh Khai 2006-2008). Tháng 01 2008. tr. 55–58. 

  11. ^ Huy chương lao động hạng II được Thủ tướng Chính phủ trao tặng tại lễ kỉ niệm 90 năm thành lập trường.

  12. ^ Theo kế hoạch ban đầu, huy chương lao động hạng I sẽ được Thủ tướng Chính phủ trao tặng trao tặng tại lễ kỉ niệm 95 năm thành lập trường, ngày 10 tháng 01 2009. Nhưng vì thủ tục hành chính tiến hành không kịp tiến độ nên Ban giám hiệu nhà trường đề nghị dời lại đến lễ kỉ niệm 100 năm.

  13. ^ Tuổi trẻ Online - Ông Craig Barrett, chủ tịch Intel giao lưu với học sinh TP.HCM, bài: Quang Hiếu, 27/02/2006. Cập nhật: 20/03/2009.

  14. ^ “Ba năm một chặng đường” (Kỷ yếu Minh Khai 2003-2006). 2006. tr. 2. 

  15. ^ “Dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin” (Kỷ yếu Minh Khai 2006-2008). Tháng 01 2008. tr. 57. 

  16. ^ Trường Trung hoc phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai kết nghĩa với Trường Trung học Canley Valey-Australia, HCM Cityweb, 19/06/2007.

  17. ^ a ă â b Mái trường yêu thương của nhiều thế hệ, Tuổi trẻ 07/01/2009, bài: Phi Bay. Cập nhật: 22/01/2009.

  18. ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n “95 năm một ngôi trường” (Kỷ yếu Minh Khai 2006-2008). Tháng 01 2008. tr. 2&3. 

  19. ^ “95 năm một ngôi trường” (Một số gương mặt CBGV điển hình). Tháng 01 2008. tr. 50–54. 


Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]


  • Nhiều tác giả (2004), Áo Tím trên các nẻo đường đất nước, Nhà xuất bản Trẻ .

  • Kelly, Gail Paradise; Kelly, David H. (1996), International Feminist Perspectives on Educational Reform: The Work of Gail Paradise Kelly, Taylor & Francis, ISBN 0-8153-2005-1 .

  • Winston, David H. (2001), Postcolonial Duras: Cultural Memory In Postwar France, Palgrave, ISBN 0312240007 .

  • Giao Hưởng (2004), Nhà văn lão thành Bà Tùng Long chuyển nhượng bản quyền tác giả, Báo Thanh Niên, truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2008 

  • Anh Vân (2006), Nhà văn Bà Tùng Long qua đời, VnExpress, truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2006 

  • Hồng Hạc (2004), Ngôi trường mang tên Áo tím, Báo Thanh Niên, truy cập 14 tháng 8 năm 2008 .

  • Đại học công nghiệp Hà Nội (2005), Tóm tắt lịch sử phong trào sinh viên Việt Nam, Đại học công nghiệp Hà nội, truy cập 14 tháng 8 năm 2008 .

  • Giai phẩm Gia Long, Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Gia Long ở Nam California, 2000 .

  • (tiếng Anh) Vietnam Council on Foreign Relations (1971), Education in Vietnam; Primary and Secondary, University of Michigan .

  • (tiếng Anh) Lan Pham, David (2000), Two Hamlets in Nam Bo: Memoirs of Life in Vietnam Through Japanese Occupation, the French and American Wars, and Communist Rule, 1940-1986, McFarland .

  • nhiều tác giả (2008), Kỷ yếu Minh Khai 2006-2008, Tp HCM: Trung hoc phổ thông Minh Khai  .

  • Kỷ yếu Minh Khai 2014-2017.

Tọa độ: 10°46′44″B 106°41′13″Đ / 10,779°B 106,687°Đ / 10.779; 106.687


Comments

Popular posts from this blog

La Rivière, Isère – Wikipedia tiếng Việt

La Rivière La Rivière Hành chính Quốc gia Pháp Vùng Auvergne-Rhône-Alpes Tỉnh Isère Quận Quận Grenoble Tổng Tổng Tullins Xã (thị) trưởng M. Robert Alleyron-Biron (2001–) Thống kê Độ cao 178–1.604 m (584–5.262 ft) (bình quân 196 m/643 ft) Diện tích đất 1 18,45 km 2 (7,12 sq mi) Nhân khẩu 2 469   (1999)  - Mật độ 25 /km 2 (65 /sq mi) INSEE/Mã bưu chính 38338/ 38210 1 Dữ liệu địa chính Pháp loại trừ các hồ và ao lớn hơn 1 km² (0.386 dặm vuông hoặc 247 acre) cũng như các cửa sông. 2 Dân số không tính hai lần : cư dân của nhiều xã (ví dụ, các sinh viên và quân nhân) chỉ tính một lần.

Mikael Agricola - Wikipedia

Đài tưởng niệm về Growola ở Vyborg Mikael Agricola ( Tiếng Phần Lan: [ˈmikɑel ˈɑɡrikolɑ] phát âm ( giúp thông tin ) ; c. 1510 - 9 tháng 4 năm 1557) là một giáo sĩ Lutheran trở thành người sáng lập thực tế của văn học Phần Lan và là người đề xuất cải cách Tin lành ở Thụy Điển, bao gồm cả Phần Lan, là lãnh thổ của Thụy Điển thời gian. Ông thường được gọi là "cha đẻ của văn học Phần Lan". Agricola được thánh hiến làm giám mục của Turku (Åbo) vào năm 1554, mà không có sự chấp thuận của giáo hoàng. Kết quả là, ông bắt đầu một cuộc cải cách của nhà thờ Phần Lan (lúc đó là một phần của Giáo hội Thụy Điển) dọc theo dòng Lutheran. Ông đã dịch Tân Ước sang tiếng Phần Lan và cũng sản xuất sách cầu nguyện và bài thánh ca được sử dụng trong Nhà thờ Lutheran mới của Phần Lan. Công trình này đặt ra các quy tắc về chính tả là nền tảng của chính tả Phần Lan hiện đại. Công việc kỹ lưỡng của anh ấy đặc biệt đáng chú ý ở chỗ anh ấy đã hoàn thành nó chỉ trong ba năm. Ông ch

Bóng đè – Wikipedia tiếng Việt

Bức tranh diễn tả lại cảnh bóng đè Bóng đè là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không có tổn thương thực thể), xuất hiện ở người khi ngủ. Bóng đè thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người "yếu bóng vía", hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, những người hay nghĩ về một vấn đề bế tắc trong nhiều ngày hoặc người khoẻ nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần. Những người hay sử dụng bia, rượu, chất kích thích cũng dễ bị bóng đè hơn. Nhiều người lại cho rằng bóng đè là do ma quỷ ám nên chữa bằng cách cúng bái, làm lễ nhưng đây là cách làm sai lầm, mê tín và không có hiệu quả. Hiện tượng bóng đè xảy ra rất phổ biến và có khoảng 40% nhân loại đã từng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời [1] [2] [3] . Khi bị bóng đè, một phần não bộ vẫn hoạt động bình thường (trạng thái tỉnh) nhưng hệ thần kinh vận động không hoạt động khiến cho cơ thể không thể cử động được. Người bị bóng đè thường cố gắng thức dậy bằng cá