Skip to main content

Khiếm thính – Wikipedia tiếng Việt



Khiếm thính là tình trạng một người hoặc một động vật có thính giác kém trong khi cá thể khác cùng một loài có thể nghe thấy âm thanh đó dễ dàng.[1][2] Bệnh do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tuổi tác, tiếng ồn, bệnh tật, hóa chất và các chấn thương vật lý.

Tiếng Việt thông thường dùng những danh từ như điếc hoặc lãng tai để chỉ trường hợp khiếm thính.





  • Vị trí tổn thương:
    • Khiếm thính tiếp nhận: tổn thương tai ngoài và tai giữa.

    • Khiếm thính dẫn truyền: tổn thương tai trong

    • Khiếm thính hỗn hợp: tổn thương cả tai ngoài, tai giữa, tai trong.

    • Khiếm thính trung ương: dây thần kinh số 8, tổn thương ở não.

  • Cường độ âm thanh có thể nghe được.
    • Nghe kém nhẹ: Không nghe được tiếng nói thầm. Khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn.

    • Nghe kém trung bình: Không nghe được tiếng nói thầm và tiếng nói thường. Rất khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn

    • Nghe kém nặng: Không nghe được ngay cả tiếng nói lớn. Các cuộc nói chuyện được thực hiện rất khó khăn với nhiều nỗ lực.

    • Nghe kém sâu: Không nghe được ngay cả khi hét sát vào tai. Nếu không sử dụng thiết bị trợ thính thì không thể giao tiếp.

Thính lực đồ là đồ thị mô tả khả năng nghe. Trong quá trình kiểm tra, thính lực của bạn sẽ được kiểm tra ở các tần số khác nhau. Kết quả kiểm tra được thể hiện trên một đồ thị.



Các yếu tố sau là nguyên nhân chính gây điếc.


Tuổi[sửa | sửa mã nguồn]


Có sự diễn tiến về sự mất dần khả năng nghe tần số cao khi tuổi càng tăng. Yếu tố này bắt đầu đầu giai đoạn trưởng thành, nhưng không Điều này bắt đầu ở tuổi trưởng thành sớm, nhưng thường không gây trở ngại cho khả năng hiểu khi đàm thoại cho đến sau này. Mặc dù yếu tố di truyền đó đồng phát bình thường của sự lão hóa và là khác biệt với bệnh điếc gây ra do tiếp xúc với tiếng ồn, chất độc hoặc tác nhân gây bệnh.[3]


Ồn[sửa | sửa mã nguồn]


Ồn là nguyên nhân gây ra phân nửa trường hợp điếc, gây điếc ở nhiều cấp chiếm khoảng 5% dân số toàn cầu.[4]

Những người sống gần các sân bay, đường cao tốc phải chịu ảnh hưởng của tần số 65 đến 75 dB(A). Nếu cách sống chủ yếu ở ngoài trời hoặc các điều kiện mở cửa, những tiếp xúc này theo thời gian có thể gây giảm thích lực. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ và nhiều bang khác đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn về tiếng ồn để bảo vệ sức khỏe người dân. EPA xác định mức 70 dB(A) tiếp xúc trong 24 giờ là ngưỡng cần thiết để bảo vệ khỏi điếc và các ảnh hưởng khác từ tiếng ồn, như rối loạn giấc ngủ, các vấn đề liên quan đế căng thẳng,... (EPA, 1974).

Điếc do tiếng ồn tập trung ở các tần số 3000, 4000, hoặc 6000 Hz. Khi tổn thương do tiếng ồn phát triển, tổn thương sẽ ảnh hưởng tiếp đối với các tần số thấp hơn và cao hơn. Trên thính lực đồ, cấu hình kết quả có một sắc đặc biệt, đôi khi được gọi là một "tiếng ồn tắt." Khi lão hóa và các hiệu ứng khác góp phần làm mất tần số cao hơn (6–8 kHz trên thính lực đồ), vùng tắt này có thể được che khuất và hoàn toàn biến mất.

Các hạ âm câu tổn thương trong khoảng thời gian ngắn hơn. Ước tính thời gian "an toàn" tiếo xúc có thể sử dụng tỷ lệ trao đổi 3 dB. Vì 3 dB đại diện cho tăng cường độ âm gấp đôi, thời gian tiếp xúc phải bị cắt xuống còn phân nửa để duy trì cùng liệu năng lượng. Ví dụ, an toàn tiếp xúc hàng ngày ở dBA trong 8 giờ, trong khi an toàn tiếp xúc ở 91 dB(A) chỉ trong 2 giờ[5] Chú ý rằng đối với một số người, âm thanh có thể đang gây tổn thương thậm chí ở các mức dưới 85 dBA.

Một vài tổ chức an toàn và Y tế Hoa Kỳ (như OSHA, và MSHA), sử dụng tỉ số chuyển đổi 5 dB.[6] Trong khi tỉ số chuyển đổi này rất đơn giản để sử dụng, nó đánh giá một cách mạnh mẽ sự tổn thương gây ra nởi tiếng ồn rất lớn. Ví dụ, ở 115 dB, tỷ số chuyển đổi 3 dB có thể giới hạn tiếp xúc trong khoảng nửa phút; tỉ số chuyển đổi 5 dB cho phép 15 phút.

Ở Hoa Kỳ, 12.5% trẻ em ở tuổi 6-19 bị tổn thương thính giác khi tiếp xúc với tiếng ồn quá mức.[7]


Di truyền[sửa | sửa mã nguồn]


Mất thính lực có thể được di truyền. Khoảng 75–80% tất cả các ca là di truyền bởi gen lặn, 20–25% là di truyền bởi gen trội, 1–2% là di truyền bởi cha mẹ liên quan đến gen X, và ít hơn 1% là di truyền từ thừa kế ti thể.[8]

Khi xem xét các gen người điếc, có 2 dạng khác nhau gồm có hội chứng và không có hội chứng. Trường hợp này chiếm khoảng 30% số cá thể điếc trên quan điểm di truyền.[8] Điếc không hội chứng xuất hiện khi không có những vấn đề khác liên quan đến các cá thể khác hơn là điếc. Trên quan điểm di truyền, điều này giải thích cho hơn 70% trường hợp khác có thuộc tính cho phần lớn các trường hợp điếc di truyền.[8] Các trường hợp hội chứng xảy ra với các bệnh như Usher syndrome, Stickler, Waardenburg syndrome, Alport, và Neurofibromatosis type 2. Đây là các bệnh mà điếc là một trong những triệu chứng hoặc đặc điểm thông thường liên quan đến nó. Các yếu tố di truyền tương ứng với nhiều bệnh khác nhau này là rất phức tạp và khó giải thích một cách khoa học do nguyên nhân không được biết đến. Trong các trường hợp không hội chứng mà bệnh điếc chỉ là một triệu chứng nhìn thấy ở các thể dễ dàng hơn để xác định các gen vật lý.


Bẩm sinh[sửa | sửa mã nguồn]


Theo bệnh viện FV, việc phát hiện sớm điếc bẩm sinh, đặc biệt trong sáu tháng đầu đời, và can thiệp sớm có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và nói chuyện bình thường. Thực tế cho thấy, cứ 1000 trẻ sinh ra thì có từ 4-5 trẻ khiếm thính bẩm sinh, trong đó có 1-2 trẻ bị khiếm thính nặng. Có rất nhiều nguyên nhân gây khiếm thính ở trẻ như mẹ bệnh trong thời gian mang thai, vợ chồng đồng huyết thống, ngộ độc thuốc…, có khoảng 15 % là do di truyền và 30% không rõ nguyên nhân.[9]


Bệnh[sửa | sửa mã nguồn]


Rối loạn thần kinh[sửa | sửa mã nguồn]


Thuốc[sửa | sửa mã nguồn]


Hóa chất[sửa | sửa mã nguồn]


Chấn thương vật lý[sửa | sửa mã nguồn]


Các yếu tố thần kinh[sửa | sửa mã nguồn]



Năm sống điều chỉnh theo bệnh tật về khiếm thính (người lớn) trên 100.000 dân năm 2004.

  không dữ liệu

  <250

  250–295

  295–340

  340–385

  385–430

  430–475

  475–520

  520–565

  565–610

  610–655

  655–700

  >700


Khiếm thích toàn cầu ảnh hưởng khoảng 10% dân số ở những cấp khác nhau.[4] Nó gây bệnh tật trung bình đến nghiêm trọng khoảng 124,2 triệu người năm 2004 (107,9 triệu ở các nước thu nhập thấp và trung bình).[10] Trong số này 65 triệu bị lúc còn nhỏ.[11] Khi sinh có tỉ lệ ~3/1000 ở các nước phát triển và hơn 6/1000 ở các nước đang phát triển có các vấn đề về tai.[11]







(tiếng Việt)



Comments

Popular posts from this blog

La Rivière, Isère – Wikipedia tiếng Việt

La Rivière La Rivière Hành chính Quốc gia Pháp Vùng Auvergne-Rhône-Alpes Tỉnh Isère Quận Quận Grenoble Tổng Tổng Tullins Xã (thị) trưởng M. Robert Alleyron-Biron (2001–) Thống kê Độ cao 178–1.604 m (584–5.262 ft) (bình quân 196 m/643 ft) Diện tích đất 1 18,45 km 2 (7,12 sq mi) Nhân khẩu 2 469   (1999)  - Mật độ 25 /km 2 (65 /sq mi) INSEE/Mã bưu chính 38338/ 38210 1 Dữ liệu địa chính Pháp loại trừ các hồ và ao lớn hơn 1 km² (0.386 dặm vuông hoặc 247 acre) cũng như các cửa sông. 2 Dân số không tính hai lần : cư dân của nhiều xã (ví dụ, các sinh viên và quân nhân) chỉ tính một lần.

Mikael Agricola - Wikipedia

Đài tưởng niệm về Growola ở Vyborg Mikael Agricola ( Tiếng Phần Lan: [ˈmikɑel ˈɑɡrikolɑ] phát âm ( giúp thông tin ) ; c. 1510 - 9 tháng 4 năm 1557) là một giáo sĩ Lutheran trở thành người sáng lập thực tế của văn học Phần Lan và là người đề xuất cải cách Tin lành ở Thụy Điển, bao gồm cả Phần Lan, là lãnh thổ của Thụy Điển thời gian. Ông thường được gọi là &quot;cha đẻ của văn học Phần Lan&quot;. Agricola được thánh hiến làm giám mục của Turku (Åbo) vào năm 1554, mà không có sự chấp thuận của giáo hoàng. Kết quả là, ông bắt đầu một cuộc cải cách của nhà thờ Phần Lan (lúc đó là một phần của Giáo hội Thụy Điển) dọc theo dòng Lutheran. Ông đã dịch Tân Ước sang tiếng Phần Lan và cũng sản xuất sách cầu nguyện và bài thánh ca được sử dụng trong Nhà thờ Lutheran mới của Phần Lan. Công trình này đặt ra các quy tắc về chính tả là nền tảng của chính tả Phần Lan hiện đại. Công việc kỹ lưỡng của anh ấy đặc biệt đáng chú ý ở chỗ anh ấy đã hoàn thành nó chỉ trong ba năm. Ông ch

Bóng đè – Wikipedia tiếng Việt

Bức tranh diễn tả lại cảnh bóng đè Bóng đè là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không có tổn thương thực thể), xuất hiện ở người khi ngủ. Bóng đè thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người "yếu bóng vía", hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, những người hay nghĩ về một vấn đề bế tắc trong nhiều ngày hoặc người khoẻ nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần. Những người hay sử dụng bia, rượu, chất kích thích cũng dễ bị bóng đè hơn. Nhiều người lại cho rằng bóng đè là do ma quỷ ám nên chữa bằng cách cúng bái, làm lễ nhưng đây là cách làm sai lầm, mê tín và không có hiệu quả. Hiện tượng bóng đè xảy ra rất phổ biến và có khoảng 40% nhân loại đã từng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời [1] [2] [3] . Khi bị bóng đè, một phần não bộ vẫn hoạt động bình thường (trạng thái tỉnh) nhưng hệ thần kinh vận động không hoạt động khiến cho cơ thể không thể cử động được. Người bị bóng đè thường cố gắng thức dậy bằng cá